Bí mật của chu kỳ “nguyệt san”
Chu kỳ thông thường là 21 - 35 ngày, tức nếu vòng kinh 28 ngày thì chu kỳ mới sẽ khởi động sau 4 tuần. Khi bác sĩ nói về độ dài của chu kỳ tức là họ bao gồm cả các ngày “đèn đỏ”.
Ngay khi chào đời, buồng trứng của bé gái đã chứa tới 450.000 tế bào trứng. Khi bước vào giai đoạn dậy thì 10 - 14 tuổi, một trong số trứng này sẽ rụng vào mỗi tháng. Trứng được giải phóng khỏi buồng trứng và rơi xuống vòi trứng.
Vòng kinh
Hầu hết tế bào trứng sẽ chín và rụng trước khi “đèn đỏ” 13 – 14 ngày. Nếu có chu kỳ 28 ngày thì trứng sẽ rụng đúng giữa chu kỳ. Tuy nhiên, ở phụ nữ có chu kỳ kinh 21 ngày thì trứng sẽ rụng trước khi “đèn đỏ” khoảng 7 ngày.
Nếu chu kỳ kinh của bạn bình thường và đều đặn thì sẽ dễ dàng tính được ngày trứng rụng còn ngược lại thì “không biết đằng nào mà lần”. Theo các bác sĩ, để tính đúng ngày trứng rụng thì cần phải chuẩn bị từ trước đó vài tháng. Nếu vòng kinh của bạn thất thường, khi 21 ngày, lúc 35 ngày thì thời điểm trứng có thể rụng cũng sẽ giao động từ 7 - 21 ngày.
Nếu sau 6 tháng “tính toán” mà vẫn không thể thụ thai thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Ra máu giữa chu kỳ hay sau khi quan hệ đều là những dấu hiệu bất thường, cần đi khám bác sĩ ngay.
Hoạt động của các hormon
Chu kỳ “nguyệt san” được kiểm soát bởi các hormon được sản xuất từ nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể:
- Gonadotrophin - hormon phóng thích (GnRh - được sản xuất từ vùng hypothalamus (điều khiển thân nhiệt, cảm giác đói, khát) trong não bộ).
- Follicle - hormon kích thích (FSH - được sản xuất bởi tuyến yên, cũng nằm trong não bộ)
- Hormon tăng cường sự phát dục của trứng luteinising (được sản xuất bởi tuyến yên)
- Oestrogen (được sản xuất bởi buồng trứng)
- Progesterone (cũng được sản xuất bởi buồng trứng)
Cả quá trình này được “khởi động” từ não bộ. Vùng hypothalamus sản xuất hormon GnRh “bắn tín hiệu” cho tuyến yên giải phóng hormon FSH. FSH sẽ theo dòng máu đi tới buồng trứng, kích thích quá trình “chín” của 15 – 20 nang trứng nhưng sẽ chỉ có 1 nang trứng “lớn” nhanh hơn tất cả.
FSH cũng kích thích buồng trứng sản sinh oestrogen khiến trứng “chín” nhanh hơn và tử cung trở nên dày hơn, sẵn sàng cho quá trình thụ thai.
Quá trình rụng trứng
Khi mức oestrogen tăng, mức hormon FSH sẽ giảm xuống tạm thời và tăng trở lại với sự hỗ trợ của hormon luteinising (LH) được sản sinh từ tuyến yên. Hormon LH sẽ kích thích quá trình rụng trứng, thời điểm trứng “chín” nhất, thoát khỏi bao nang và đi vào vòi trứng. Ngay lập tức vòi fa-lốp sẽ đón lấy quả trứng.
Bình thường, cổ tử cung (ngay sát dạ con) sẽ sản xuất ra chất dịch nhầy trong suốt, đặc dính mà tinh trùng khó lòng thâm nhập. Chỉ đến trước khi trứng rụng, oestrogen sẽ làm dịch nhầy này trở nên loãng, cho phép tinh trùng bơi theo cổ tử cung và dạ con, lên vòi trứng fa-lốp – nơi quá trình thụ tinh sẽ diễn ra.
Sau khi rụng trứng
Ở buồng trứng, nang còn lại của trứng chín sẽ xẹp xuống và trở thành hoàng thể. Tế bào lớn màu vàng này sẽ bắt đầu sản xuất ra hormon progesterone. Progesterone tiếp tục làm dịch nhẩy ở cổ tử đặc lại đến mức tinh trùng không thể xuyên thủng. Nó cũng kích hoạt dạ con, làm cho lớp niêm mạc ở vùng này dày lên và như tấm bọt biển nhờ sự nuôi dưỡng của các mạch máu, sẵn sàng trở thành “tổ ấm” cho trứng đã được thụ tinh. Khi mức progesterone tăng, ngực cũng sẽ trở nên căng và nhạy cảm. Tuyến yên lúc này ngừng sản xuất hormon FSH và vì thế không có trứng nào tiếp tục được “làm chín” trong buồng trứng.
Nếu thụ thai diễn ra...
Nếu trứng được thụ tinh trong vòi fa-lốp, nó sẽ tiếp tục di chuyển xuống dạ con, nơi đang có một cái tổ rất êm và đủ dưỡng chất cho nó. Để có thể được cấy vào dạ con, quả trứng đã thụ tinh cần tới sự giúp đỡ của 150 tế bào khác. Cuộc hành trình từ vòi trứng xuống dạ con mất khoảng 5 ngày. Mức progesterone sẽ tiếp tục tăng cao và bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của thai nghén.
Nếu thụ thai không xảy ra...
Nếu tinh trùng thấp bại khi gặp trứng, trứng sẽ bắt đầu phân hủy và teo đi. Mức oestrogen và progesterone sẽ giảm xuống và lớp niêm mạc dạ con sẽ sản xuất ra prostaglandins. Các hoạt chất này sẽ làm thay đổi sự cung cấp máu cho các niêm mạc, “bẻ gãy” các “kết nối” và kích thích dạ con co bóp. Lúc này, “đèn đỏ” sẽ được bật lên.
Theo: BACSI.com